Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

15 thứ hàng giả điên rồ nhất của Trung Quốc



Trung Quốc là đất nước rộng lớn nhất trên thế giới về mặt địa lý và là đất nước lớn thứ hai thế giới xét về kinh tế, chỉ sau nước Mỹ. Nền tảng kinh tế của Trung Quốc chính là nhà máy sản xuất. Nói một cách nôm na, họ rất giỏi trong việc tạo ra các thứ. Nhưng họ cũng rất giỏi khi làm giả mọi thứ mà nhìn như thật, ai cũng biết đó chính là làm hàng nhái.
Nghe có vẻ như đùa nhưng sự thực thì chợ đồ giả nó chẳng nhỏ như "chợ". Quả thực, chỉ riêng nó đã mang lại cho đất nước này $250 tỷ một năm. Mọi thứ từ đôi giày đến đĩa DVDs đến đồng hồ đến túi xách thời trang có thể được tìm thấy trên chợ đồ giả. Nhưng đó chỉ là một mảnh vụn nhỏ (có thể được làm giả) trong tảng băng trôi thôi. Đó là một vấn đề lớn đối với chính phủ Trung Quốc. Họ luôn hăng hái để xóa bỏ chợ đồ giả. Rất nhiều những thành phần nổi cộm trên thị trường đồ giả đều bị triệt phá, tuy nhiên, rất nhanh sau đó lại được thay thế bởi rất nhiều những thành phần làm giả khác đang rất hăng hái để chiếm được một miếng bánh nhỏ trong chiếc bánh đồ giả thơm phức và hấp dẫn ấy.
Trong khi việc sản xuất đồ giả dường như kịch tầm chỉ đạt đến mức làm giả tinh xảo những món đồ xa xỉ như túi xách của Fauxlexes và Louise Vuitton, thì nguồn cầu về những sản phẩm giả đã lan rộng sang mọi lĩnh vực tiềm ẩn những nguy cơ đáng sợ như làm giả công nghệ, thực phẩm và thuốc. Chính phủ Trung Quốc cũng như những đại lý ủy quyền của tất cả các nhãn hàng thương mại đều đấu tranh không ngừng nghỉ với nạn hàng giả của Trung Quốc. Nhưng, vì tình trạng này xảy ra quá thường xuyên, những tên tội phạm giờ trở nên manh động và sẵn sàng làm mọi việc để thực hiện vi phạm và còn chưa kể tới việc những chiêu trò của bọn chúng ngày càng tinh vi và luôn luôn mới mẻ để lừa người tiêu dùng. Vì vậy, cho đến khi nào tất cả mọi người nói không với tất cả hàng giả thì khi đó những món đồ giả sẽ biến mất.

15. Giầy dép và đồ dùng cá nhân

Nếu chỉ bởi vì hàng nhái hiện nay đã lan rộng đến rất nhiều loại mặt hàng mới thì các bạn cũng đừng nghĩ rằng những người làm giả sẽ ngừng công việc của họ với những món đồ cơ bản. Những đôi giày tinh xảo và những bộ đồ hàng hiệu giả được ví như bánh mì đi kèm bơ sữa của ngành công nghiệp đồ giả vậy. Tốt hơn bạn nên tin vào điều này, sản phẩm Trung Quốc mang tiếng là hàng nhái thế nhưng nó lại tràn ngập thị trường từ những đôi giày mới toanh của hãng Nibe đến những đôi giày dễ chịu để đi lại trong bệnh viện của hãng Corcs. Không những thế bạn còn có thể vung tiền vào những món đồ xa xỉ của hãng Adadas chỉ để khoe khoang đẳng cấp.

14. Cửa hàng Apple

Tôi có thể nói như thế này nếu bỏ qua GDP và GNP, để đo lường sự thành công của một đất nước có thể đo lường  qua những cửa hàng Apple. Nói một cách nôm na là Apple luôn mong muốn sản phẩm của họ tràn ngập trên thị trường nước bạn. Lý do có thể là vì người dân ở đó muốn mua sản phẩm của họ hoặc  vì Apple muốn mọi người liên tưởng sản phẩm của nó như một sự giàu sang: Cuối cùng thì Apple tương đương với tiền trong mắt của nhiều người.
Vì vậy, có lẽ sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu như đại lục là vua của hàng nhái và có ít nhất ba cửa hàng của Apple nhái ở Côn Minh, Trung Quốc. Toàn bộ những cửa hàng này đều là nhái. Chúng giống hệt cửa hàng Apple thật, xin hãy nhớ kĩ, họ nhái y hệt cả quầy chăm sóc khách hàng và áo đồng phục nhân viên. Nhưng những cửa hàng này chẳng hề liên kết gì với Apple thật. Những báo cáo thường biến đổi vì những sản phẩm mà họ bán là nhái hoặc nếu là hàng chính hãng thì cũng bán theo kiểu đã phù phép với luật pháp.

13. Ca sĩ nhí

Ngày nay, trước khi bạn vội vã lên Twitter để tỏ lòng ái mộ một ca sĩ nhí nào từ Trung Quốc thì chúng tôi khuyên hãy chắc chắn đó không phải là một thứ đồ giả. Trong suốt phần khai mạc của thế vận hội Olympics tổ chức ở Bắc Kinh năm 2008, những nhà chức trách ở đây đưa ra sân khấu không phải là ca sĩ nhí hát bài hát đó mà là một cô bé xinh xắn hơn. Mục đích là để hát nhép. Rõ ràng rằng những viên chức thế vận hội đã cảm thấy rằng toàn bộ đất nước này là một nơi bất công bởi vì đã coi thường một đứa trẻ có ngoại hình không quá xinh xắn. Có lẽ chúng tôi sai nhưng nếu đặt địa vị của mình vào đứa trẻ bạn sẽ nghĩ gì, sẽ nảy sinh những vấn đề rất nghiêm trọng đấy.

12. 110 triệu bao cao su

Nếu những cửa hàng Apple bị nhái và những bé ca sĩ chỉ biết mấp máy môi không làm đau nhói con tim của bạn thì có lẽ tiếp theo đây bạn sẽ không thể kiềm chế nổi nỗi uất nghẹn. Vào tháng Tư năm 2013, chính phủ Ghana đã thu hồi hơn 110 triệu bao cao su Trung Quốc, và thông báo rằng rất nhiều cái có lỗ, được bôi mỡ, có cái thì bị vỡ khi có áp lực tác động. Chính phủ Ghana đã không công bố rõ ràng có bao nhiêu bào thai không mong muốn và cuộc sống của chúng có bị đe dọa hay không.
Và, không chỉ có vậy, chính công ty đã làm giả bao cao su để xuất khẩu sang Gha na đã bị phá sản bởi nó còn bôi dầu thực vật vào bên trong bao cao su (trong khi nó rõ ràng biết rằng dầu có thể làm mủn cao su) hay tái chế những chiếc bao cao su đã qua sử dụng thành những chiếc bờm tóc (điều này có thể gây tổn hại đến sức khỏe của người sử dụng).

11. Đại học

Học viên Shandong về công nghiệp ánh sáng ở thành phố Shandong là một trường có thật, và thậm chí còn là một trường danh tiếng. Nhưng vào tháng Sáu năm 2012, 68 sinh viên từng cho rằng họ đã được nhận vào trường đại học này phát hiện ra rằng họ đã bị lừa trong suốt 4 năm qua. Một người đàn ông tên Zhao Lianshan đã công phu chuẩn bị một cú lừa ngoạn mục. Hắn gửi thư cho những sinh viên vừa kết thúc kì thi cao đẳng rằng họ được chấp nhận để theo học một chương trình huấn luyện phi công đặc biệt và chương trình học giống như học chính quy.
Zhao Lianshan đã lên kế hoạch hết sức chi tiết. Hắn thuê phòng học và văn phòng ngay tại trường đại học này, hắn còn thuê cả giáo viên giả, quản lý giả và cả bác sĩ giả về làm việc tại đây và khiến cho người khác tin rằng hắn và nhân viên của hắn hoàn toàn có thật.

10. Ikea (một thương hiệu thời trang nổi tiếng)

Một ví dụ khác là một cửa hàng giả, chính xác đó là toàn bộ một cửa hàng bị làm giả. Trung Quốc luôn khoe khoang có 9 cửa hàng Ikea thật và ít nhất một cái bị làm giả hoàn toàn. Và hãy đoán xem người ta đặt cái cửa hàng Ikea giả mạo này ở đâu: Nếu bạn nói rằng đó là Côn Minh, thì bạn đã chính xác vì dọc các con phố đâu đâu cũng là hàng giả, ngay cả đến cửa hàng Apple còn bị giả mạo huống hồ là Ikea. Thành phố Côn Minh tràn ngập những thương hiệu phương tây bởi vì một nửa cửa hàng ở đây là hàng nhái của các thương hiệu.
Fakea làm mẫu cửa hàng trông giống y hệt Ikea thật, từ cách thức bài trí, đến màu xanh dương và màu vàng là chủ đạo, dọc theo con phố ngoằn ngoèo khách hàng chắc chắn phải đi qua cửa hàng này. Nhưng, đây mới là điều đáng chú ý, chúng bán sản phẩm thật của Ikea nhưng không được phép. Vì thế phong cách cửa hàng là giả nhưng sản phẩm thì không.

9. Kem đánh răng

Năm 2008, chính quyền bang Los Angeles đã thu hồi 70 000 tuýp thuốc đánh răng có chứa độc tố nguy hiểm cho sức khỏe con người. Vụ việc này có sự liên đới của hai phía: nhà sản xuất Trung Quốc đã sản xuất chất làm bóng bằng độc tố, và bên nhà phân phối Hoa Kỳ đã bán chúng ra thị trường. Thuốc đánh răng này có chứa hóa chất tên DEG, đây là độc tố nguy hiểm cho trẻ em và những người bệnh gan. DEG là tên hóa học của chất này, còn bình thường nó chính là thành phần chính của chất chống đông. Và nếu như bạn sống ở vùng Los Angeles thời kì cuối những năm 2000 có nguy cơ cao là bạn đã đánh răng với chất chống đông.

8. Túi khí

Cuối năm 2012, một thương gia đại diện cho một công ty Trung Quốc đã thừa nhận bán hàng nghìn túi khí giả cho rất nhiều đại lý ô tô khác nhau khắp Bắc Mỹ. Chiếc túi giả này giống như thật nhưng lại không có tác dụng gì. Cục an toàn giao thông Cao tốc quốc gia dự đoán rằng có ít nhất 0.1% ô tô ở Mỹ đã sử dụng loại túi khí giả này. Có vẻ đó là con số nhỏ nhưng nó cũng tương đương với hàng nghìn phương tiện rồi. Túi giả này có nhiều mẫu mã khác nhau của rất nhiều thương hiệu như Honda, Toyota, Mercedes, BMW, và Chevrolet.

7. Trứng giả

Ngay khi đọc đến đây, bạn có lẽ đang nghĩ làm thế nào mà làm giả trứng được? Câu trả lời là: họ làm rất tỉ mỉ. Những người làm giả sẻ cần một chiếc khuôn hình quả trứng. Sau đó, họ sẽ thêm vào một số thành phần được tính toán trước đó như nhựa cây, tinh bột và cao (thường được làm từ tảo) để tạo ra lòng trắng trứng. Lòng đỏ được làm từ hỗn hợp nhựa cậy và chất nhuộm có màu khác nhau. Cuối cùng, vỏ trứng được tạo bởi hợp chất của sáp, thạch cao và canxi các-bo-nát.
Nhìn chung, nghe có vẻ là một quá trình phức tạp đến khó tin chỉ để bán với vài xu lẻ rẻ hơn cả trứng thông thường. Nhưng, chắc chắn phải có cầu thì mới có cung. Vì thế nếu lần sau có ăn trứng ở Trung Quốc, bạn hãy hỏi chắc chắn quả trứng bạn sắp ăn là do một con chim hay con gà đẻ chứ không phải từ một phòng thí nghiệm.

6. Sữa bột giả cho trẻ em



Năm 2004, nhà chức trách Trung Quốc đã bắt giữ hơn 50 cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối sữa bột giả cho trẻ dưới bảy tuổi. Người ta nghi ngờ rằng đây chính là nguyên nhân gây ra cái chết của hàng loạt trẻ em ở thành phố Phú Dương. Loại sữa này có rất ít hoặc không có chất dinh dưỡng khiến cho những trẻ được nuôi bằng sữa này sẽ quá đói dẫn đến chết. Rất nhiều trẻ em đang uống loại sữa này bị chẩn đoán mắc chứng “đầu to”, tức là đầu sẽ to hơn bình thường trong khi đó các bộ phận khác của cơ thể bị teo đi. Cuối cùng, tất cả những kẻ phải chịu trách nhiệm đã bị bắt và kết án bởi chính phủ Trung Quốc.

5. Gạo giả





Cũng vẫn câu hỏi như trên đối với trứng giả là họ làm như thế nào và cuối cùng thì tại sao?
Đầu tiên, Như thế nào: Rõ ràng rằng, những cá nhân sản xuất nhỏ lẻ ở Trung Quốc đã tìm ra cách để tạo ra những hạt gạo giống như thật bằng cách trộn khoai tây, khoai lang và nhựa công nghiệp sau đó đẩy hỗn hợp này qua một cái sàng. Kết quả là chúng trông giống như gạo nhưng mùi vị thì hệt như nhựa công nghiệp.
Vậy thì tại sao họ làm vậy: Có lẽ những nhà khoa học cuối cùng đã xác định rằng lượng nhựa công nghiệp được đưa vào cơ thể sẽ có lợi cho con người chăng…KHÔNG, hoàn toàn không phải như vậy. Tất cả nguyên nhân đó chính là vì tiền.

4. Thịt bò giả

Trung Quốc thường nổi tiếng với việc có nhiều thứ như đất, con người, nguồn tài nguyên và dĩ nhiên trong đó có cả những con lợn. Những gì họ không có nhiều đó là bò. Chính bởi điều này, thịt bò trở nên vô cùng đắt đỏ và đắt hơn nhiều so với thịt lợn. Những người làm hàng ăn không trung thực, cảm tưởng có một cơ hội để kiếm rất nhiều tiền, đã phát minh ra một phương pháp biến thịt lợn thành “thịt bò” .
Hiển nhiên, bằng cách biến những miếng thịt lợn hàng ngày thành loại thịt bò chất lượng cao, những nhà hàng như vậy đã tạo ra những miếng thịt lợn có hình thức và mùi vị y hệt thịt bò. Ở Trung Quốc việc biến từ thịt này thành thịt kia là một hành động vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Những trò làm ăn vô lương tâm này là được rất nhiều nhà hàng sử dụng để qua mặt khách hàng.

3. Quả óc chó giả


Những người bán quả óc chó giả ở Trịnh Châu tỉnh Hà Nam Trung Quốc đã có một cách xử lý khéo léo để có thể có nhiều tiền hơn với cùng một lượng quả óc chó. Khi những khách hàng quen bóc lớp vỏ bên ngoài của quả óc chó vừa mua, những người bán hàng sẽ ngày lập tức nhặt chúng. Sau đó họ sẽ nhét đá và bê tông đã được gói cẩn thận trong một tờ giấy và họ dán cái vỏ lại. Những quả óc chó bằng đá sau đó sẽ được trộn vào những quả thật khác và bán cho những khách hàng không nghi ngờ.
Thật may mắn, không ai cắn quả óc chó bằng răng vì thế rất ít người cắn phải bê tông. Họ chỉ hiểu rằng họ vừa bị lừa và sau đó họ sẽ mua hàng của những người bán hàng uy tín hơn.

2. Thịt cừu giả


Thịt cừu ở Bắc Mỹ rất phổ biến. Nhưng ở một số nơi khác thì đây là đặc sản. Tuy nhiên nếu ăn ở Trung Quốc thì đó là thịt chuột. Chẳng có gì khó hiểu cả. Đơn giản chỉ là những yếu tố chính của thịt cừu  Trung Quốc là thịt cừu thông thường và tười ngon từ…Thịt cừu có thể đến từ bất cứ loài động vật nào. Có thể không phải thịt chuột. Nhưng trong một vài vụ việc đáng chú ý từ năm 2013, những nhà phân phối thịt ở phía đông Trung Quốc đã bị nghi ngờ và cuối cùng bị kết tộ vì biến thịt chuột, thì cáo và thịt chồn thành thịt cừu sau đó tới các nhà ăn và cuối cùng dừng lại ở khách hàng tiêu thụ. Quá trình chuyển đổi từ thịt chuột thành thịt cừu khá là kín kẽ giống như quá trình biến thịt lợn thành thịt bò vậy.
Vì thế, nếu lần sau bạn ăn ở Trung Quốc, hãy bỏ qua các loại thịt và chỉ chọn rau thôi. Miễn sao không có quả óc chó trong đó. Hoặc trứng và gạo trong đó nữa.

1.  Người da trắng



Có ai không yêu người da trắng không? Đợi đã, xin đừng trả lời vội. Đủ để nói rằng người Trung Quốc thực tế rất yêu người da trắng. Quả đúng là như vậy, thực tình họ đã bắt đầu làm giả người da trắng: một thương gia người da trắng trung tuổi.
Người đàn ông đó là “Gã da trắng trong chiếc cà vạt” đã trở thành một sản phẩm chủ yếu của một công ty Trung Quốc. Công ty này đang tìm cách để mở rộng sang thị trường nước ngoài. Nhiều ủy viên hành pháp của Trung Quốc cảm thấy rằng việc có một người đàn ông phương tây da trắng (hầu hết là người Mỹ hoặc Canada) trong những vị trí quan trọng có thể hợp pháp hóa công việc kinh doanh trong mắt của những công ty nước ngoài hơn mọi thứ khác. Nhớ rằng, gã đàn ông da trắng trong chiếc cà vạt làm rất ít việc và thường chỉ là có vẻ ngoài đẹp trai. Hoặc chỉ bởi vì anh ta là người da trắng.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét