Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Chuyện lạ: Nơi duy nhất ở nước Anh không đón năm mới



FOULA, thuộc quần đảo Shetland là mũi đảo xa nhất ở nước Anh và cộng đồng người nơi đây sẽ không tổ chức lễ ăn mừng năm mới vào thời khắc giao thoa 31/12. Thay vào đó, họ sẽ tổ chức sau 2 tuần.
Lý giải điều này, người ta cho biết cộng đồng này sử dụng một cuốn lịch cổ riêng cho các ngày lễ. Trong cuốn lịch đó, thậm chí người ta còn không có cả ngày lễ Giáng sinh.

Theo đó, những người ở Foula sẽ tổ chức Giáng sinh vào ngày mùng 6 tháng Một và năm mới vào ngày 13 tháng Một.

Cộng đồng này gồm những người sống ở quần đảo nhỏ Shetland với hơn 30 đảo nhỏ quây quần lại. Nơi đây có một nền văn hóa cổ hết sức lâu đời với hàng loạt những loại chuyện cổ tích và âm nhạc truyền thống cũng như những lễ hội đặc biệt còn lưu giữ. Những người dân nơi đây là những người cuối cùng sử dụng ngôn nhữ Norn, một loại ngôn ngữ cổ đã gần như bị xóa bỏ vào những năm 1800.

Những người trên các đảo ở đây sẽ tụ họp lại ở một ngôi nhà và tổ chức Giáng sinh. Họ sẽ gặp nhau, tặng quà và nói chuyện với nhau.

Những người dân trên đảo cùng 6 đứa trẻ sẽ kiên nhẫn chờ ông già Noel tới.

"Những người trên đảo sẽ tổ chức  những ngày  kỉ niệm này mỗi năm theo lịch Georgian",  chủ một trang trại nhỏ Jim Gear, 71 tuổi, sinh ra và lớn lên trên đảo nói.
"Chúng tôi đã thực hiện những lễ kỉ niệm này trong một thời gian rất dài - nó trở thành một phần trong truyền thống của chúng tôi" 
"Chúng tôi không phải một phần duy nhất trên thế giới này còn sử dụng những loại lịch cũ" "Khi năm mới đến chúng tôi sẽ đến thăm nhà nhau"
 Đảo này dài khoảng 3,5 dặm và rộng khoảng 2,5 dặm.

Về mặt địa lý, Foula nằm ở khoảng 15 dặm phía tây của quần đảo Shetland và 100 dặm phía bắc của quần đảo Scotland nằm trên cùng vĩ độ với phía nam Greenland- trên đảo có khoảng 287 người.

Foula bắt đầu có nước ngọt vào năm 1982 và có điện vào năm 1984, được cung cấp bởi một máy phát điện chạy bằng diesel. Hiện tại, ở đây người ta sử dụng hệ thống tái tạo năng lượng.

Hòn đảo này  quá xa xôi đến nỗi mà cha sứ ở Scotland phải cố gắng lắm sau ba lần đi mới đến được hòn đảo này vì dịch vụ Giáng sinh ở đây bị cấm.


Ở Foula, ông Macintyre đã thực hiện một đám cưới - khi ông làm lễ cho đám cưới của Amy và Wullie Ratter trong khu vườn nhỏ của họ - một đám tang, mà người đi đưa ma phải đi bộ một dặm từ nhà thờ đến nghĩa địa và thật buồn là không có  lễ rửa tội trong  suốt năm năm ông ta ở đó.

Ông Macintyre nói rằng ông thường rời khỏi Foula  với những món quà từ cừu non và  những món bánh làm tại nhà.

Với sự sắp xếp đặc biệt của Đại hội đồng liên hiệp quốc, Foula được yêu cầu phải có 6 cuộc viếng thăm mỗi năm.
Foula theo ngôn ngữ Norse có nghĩa là "đảo chim" và là địa điểm làm phim The Edge of the World. Con tàu Titanic bị phá hỏng và chìm xuống đáy đại dương chính bởi dải đá ngầm Shaalds thuộc Foula.
Nguồn: Express.co.uk

0 nhận xét:

Đăng nhận xét